Sắp đến bạn cần xin visa thương mại Việt Nam để công tác hoặc kinh doanh, thì đây là bài viết dành cho bạn. Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn về điều kiện, hồ sơ và thủ tục để xin visa thương mại Việt Nam thành công ngay từ lần đầu. Hãy cùng Việt Uy Tín khám phá nội dung trong bài viết dưới đây nhé!
Visa thương mại Việt Nam là gì?
Visa thương mại Việt Nam (visa công tác/visa doanh nghiệp) là loại thị thực dành cho người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích công tác. Đây là giấy tờ quan trọng giúp đảm bảo quyền lưu trú hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao thương. Visa thương mại Việt Nam hiện nay được chia thành 2 loại:
- Visa DN1: Được cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Visa DN2: Dành cho người nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ hoặc thiết lập cơ sở kinh doanh. Visa này cũng áp dụng cho các hoạt động theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Với visa du lịch Việt Nam, du khách nước ngoài chỉ được nhập cảnh và lưu trú theo mục đích du lịch. Trong khi đó, visa thương mại cho phép du khách khám phá khắp Việt Nam trong thời gian lưu trú.
Điều kiện để xin thị thực thương mại Việt Nam
Người nước ngoài muốn xin visa thương mại Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Không thuộc diện bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam.
- Có công ty bảo lãnh hợp pháp và đang hoạt động tại Việt Nam.
- Hộ chiếu hợp lệ, còn hạn ít nhất 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh và còn tối thiểu 2 trang trống.
Việc tuân thủ đầy đủ các điều kiện trên là bước quan trọng để người nước ngoài dễ dàng được cấp visa thương mại Việt Nam.
Các đối tượng được miễn visa thương mại Việt Nam
Không phải mọi người nước ngoài đều cần xin visa thương mại để vào Việt Nam. Một số đối tượng dưới đây đặc biệt được miễn visa theo Nghị quyết 128/NQ-CP như sau:
Thời gian xét miễn | Các nước được miễn |
Tối đa 14 ngày | Brunei và Myanmar. |
Tối đa 15 ngày | Belarus, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Na Uy, Nga, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh. |
Tối đa 21 ngày | Philippines. |
Tối đa 30 ngày | Campuchia, Indonesia, Kyrgyzstan, Lào, Malaysia, Singapore và Thái Lan. |
Tối đa 90 ngày | Chile, Panama và người có thẻ APEC. |
Bạn hãy xem xét liệu mình có thuộc đối tượng được miễn thị thực thương mại Việt Nam hay không? Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình nhập cảnh, lưu trú.
Trọn bộ hồ sơ xin cấp visa thương mại Việt Nam
Để xin được visa thương mại Việt Nam thì phải cần xin công văn nhập cảnh và tiến hành dán tem thị thực thì mới hoàn tất thủ tục này. Dưới đây Việt Uy Tín sẽ trình bày chi tiết các tài liệu cho hai bộ hồ sơ này.
Hồ sơ công văn nhập cảnh Việt Nam
Công ty bảo lãnh tại Việt Nam sẽ chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và gửi lên Cục Xuất nhập cảnh để xin công văn bảo lãnh. Bộ hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Bản photo hộ chiếu của người nước ngoài;
- Bảo sao Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty bảo lãnh;
- Mẫu công văn nhập cảnh cho người nước ngoài (Mẫu đơn NA2);
- Đơn giới thiệu chữ ký và con dấu của công ty bảo lãnh (Mẫu NA16);
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Cục xuất nhập cảnh.
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ và nộp cho Cục Xuất nhập cảnh, công ty bảo lãnh sẽ nhận được công văn nhập cảnh. Công văn này là cơ sở để người nước ngoài tiếp tục các thủ tục xin visa và nhập cảnh vào Việt Nam.
Hồ sơ để dán tem thị thực thương mại Việt Nam
Hồ sơ để dán tem thị bao gồm các loại tài liệu dưới đây:
- Tờ khai xin cấp visa;
- Hộ chiếu bản gốc;
- Ảnh chân dung (4x6cm), nền trắng, rõ mặt, không đeo kính, chụp trong 6 tháng gần nhất;
- Các giấy tờ bổ sung khác nếu ĐSQ/LSQ yêu cầu.
Bạn hãy kiểm tra thật kỹ lưỡng từng loại giấy tờ để không bị bỏ sót. Điều này nhằm đảm bảo hoàn tất nhanh chóng thủ tục dán tem thị thực để tiến hành nhập cảnh vào Việt Nam.
Lưu ý: Hồ sơ để xin cấp visa thương mại Việt Nam nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo bởi sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp của bạn.
Thủ tục xin thị thực thương mại Việt Nam
Nếu bạn muốn xin thị thực thương mại Việt Nam, bạn có thể chọn 1 trong 3 cách sau đây:
- Xin visa thương mại tại ĐSQ/LSQ Việt Nam tại nước ngoài.
- Xin visa thương mại lấy tại sân bay.
- Xin visa thương mại điện tử (E visa).
Trước khi đi sâu vào các bước cụ thể của từng thủ tục, Việt Uy Tín sẽ so sánh 3 phương thức xin thị thực thương mại Việt Nam:
Tiêu chí | Thị thực tại ĐSQ/LSQ | Thị thực lấy tại sân bay | Thị thực điện tử (E visa) |
Địa điểm nhận | Đại sứ quán hoặc tổng lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài. | Tại các sân bay quốc tế khi đến Việt Nam. | Đăng ký và nhận visa trực tuyến thông qua hệ thống xuất nhập cảnh Quốc gia. |
Thời điểm lấy | Trước khi người nước ngoài đến Việt Nam. | Khi hành khách làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam. | Trước khi người nước ngoài đến Việt Nam. |
Cửa khẩu | Áp dụng tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam, nơi người nước ngoài được phép nhập cảnh. | Chỉ áp dụng tại một trong 12 sân bay quốc tế của Việt Nam. | Chấp nhận tại 33 cửa khẩu quốc tế theo quy định. |
Hiệu lực | Có thời hạn không quá 1 năm. | Có thời hạn không quá 1 năm. | Visa có giá trị trong vòng 30 ngày và chỉ sử dụng cho một lần nhập cảnh. |
Gia hạn visa | Có thể gia hạn trong lãnh thổ Việt Nam. | Có thể tiến hành gia hạn tại Việt Nam. | Không áp dụng gia hạn tại Việt Nam. |
Bây giờ, hãy cùng Việt Uy Tín khám phá chi tiết từng phương thức xin thị thực thương mại và công tác vào Việt Nam.
Xin visa thương mại Việt Nam tại ĐSQ/LSQ Việt Nam ở nước ngoài
Quy trình để xin visa thương mại Việt Nam tại ĐSQ/LSQ Việt Nam tại nước ngoài được thực hiện như sau:
Bước 1: Xin công văn nhập cảnh
Công ty bảo lãnh tại Việt Nam sẽ cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đã được Việt Uy Tín đề cập phía trên. Sau đó, người đại diện công ty nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện lên Cục xuất nhập cảnh Việt Nam để xin công văn bảo lãnh nhập cảnh. Thời gian xét duyệt sẽ diễn ra trong vòng 5 – 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ.
Nếu hồ sơ hợp lệ, Cục xuất nhập cảnh Việt Nam sẽ cấp Công văn nhập cảnh cho công ty bảo lãnh. Công văn yêu cầu dán tem visa sẽ được fax đến văn phòng ĐSQ/LSQ đã đăng ký. Bạn sẽ nhận thông tin qua email để chuyển khoản phí fax 18.700 VNĐ.
Bước 2: Dán tem visa
Người nước ngoài sẽ nộp hồ sơ (gồm công văn nhập cảnh và hồ sơ dán tem) đến văn phòng ĐSQ/LSQ đã đăng ký, tùy theo quy định của nơi nhận.
Khi visa được cấp, người nước ngoài sẽ nhận tem visa dán vào hộ chiếu. Tem visa này sẽ cho phép họ nhập cảnh và làm việc tại công ty bảo lãnh ở Việt Nam.
Như vậy, bạn chỉ cần tuân thủ và thực hiện đúng theo các bước trên việc xin visa thương mại sẽ thành công suôn sẻ.
Xin visa thương mại lấy tại sân bay
Quy trình xin visa thương mại cấp tại sân bay tương tự như xin tại Đại sứ quán. Tuy nhiên, thay vì dán tem visa ở Đại sứ quán, người nước ngoài sẽ dán tem tại sân bay khi nhập cảnh vào Việt Nam. Dưới đây là các bước để xin visa của hình thức này:
Bước 1: Xin công văn nhập cảnh
Ở bước này bạn sẽ thực hiện tương tự thủ tục để xin công văn xuất nhập cảnh tại ĐSQ/LSQ Việt Nam tại nước ngoài.
Bước 2: Dán tem visa tại sân bay Việt Nam
Khi đến sân bay Việt Nam, người nước ngoài sẽ đến quầy visa sân bay. Tại đây, người nước ngoài cần xuất trình các giấy tờ theo yêu cầu của Cán bộ Xuất nhập cảnh. Sau đó, sẽ nộp phí dán tem,nhận tem visa DN1/DN2 vào hộ chiếu và hoàn tất các thủ tục còn lại.
Việc xin visa thương mại cấp tại sân bay là lựa chọn tiện lợi và nhanh chóng cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Với quy trình rõ ràng và sự hỗ trợ từ công ty bảo lãnh, bạn có thể dễ dàng hoàn tất thủ tục một cách nhanh nhất.
Xin thị thực thương mại điện tử (E visa)
Ngoài 2 phương án xin visa Việt Nam thương mại nêu trên, người nước ngoài hoặc công ty bảo lãnh cũng có thể đăng ký thông qua hình thức E visa.
Bước 1: Truy cập Trang thông tin cấp thị thực điện tử. Bạn tiến hành đăng nhập vào trang web dưới hình thức cá nhân hoặc doanh nghiệp. Sau đó, tiến hành xin thị thực điện tử bằng cách tải ảnh và hoàn thành các thông tin theo yêu cầu để nhận mã hồ sơ điện tử.
Lưu ý: Đối với trang Cổng thông tin xuất nhập cảnh Việt Nam (dành cho cá nhân xin e visa) sẽ chuyển sang Trang thông tin cấp thị thực điện tử từ ngày 11/11/2024.
Bước 2: Sau khi nhận mã hồ sơ điện tử, cần nộp phí xin cấp thị thực điện tử (25 – 50 USD/thị thực).
Bước 3: Trong 3 ngày làm việc (kể từ thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ và thanh toán phí), Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh sẽ thông báo kết quả.
Bước 4: Nếu được Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chấp thuận:
- Người nước ngoài dùng mã hồ sơ để in visa điện tử (E visa) và có thể dùng để nhập cảnh vào Việt Nam.
- Công ty bảo lãnh sẽ thông báo đến người nước ngoài. Người nước ngoài dùng mã hồ sơ để tải và in visa điện tử (e-visa), sau đó sử dụng visa này để nhập cảnh vào Việt Nam.
Việc xin E-visa giúp tối ưu hóa thời gian và chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại. Hãy tận dụng giải pháp này để nhập cảnh Việt Nam nhanh chóng và hiệu quả!
Dịch vụ xin visa thương mại Việt Nam tại Việt Uy Tín
Chúng tôi hiểu rằng bạn sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi lần đầu thực hiện làm thủ tục xin visa thương mại Việt Nam. Đừng lo lắng quá nhé, Việt Uy Tín sẽ hỗ trợ bạn 100% sức lực, giúp bạn nhanh chóng xin được visa. Dưới đây là các ưu điểm nổi bật về dịch vụ của chúng tôi:
- Tư vấn tận tâm và chính xác: Đội ngũ chuyên viên am hiểu pháp lý luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, giúp khách hàng hiểu rõ quy trình thực hiện.
- Thời gian xử lý nhanh chóng: Với kinh nghiệm xử lý hàng nghìn hồ sơ, chúng tôi cam kết hoàn tất thủ tục trong thời gian ngắn nhất có thể.
- Chi phí minh bạch và hợp lý: Dịch vụ được báo giá rõ ràng, không có chi phí phát sinh ngoài dự kiến, phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
- Hỗ trợ toàn diện trong mọi khâu: Từ xin công văn nhập cảnh, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ dán tem visa, mọi thủ tục đều được hỗ trợ kỹ lưỡng.
- Giải quyết các trường hợp phức tạp: Kinh nghiệm xử lý các hồ sơ chưa hợp lệ, Việt Uy Tín đã thành công giải quyết những hồ sơ khó, đảm bảo tỷ lệ thành công cao.
Với dịch vụ chuyên nghiệp, Việt Uy Tín là lựa chọn tối ưu để xin visa thương mại tại Việt Nam. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!
Lệ phí xin visa thương mại Việt Nam
Lệ phí để xin cấp visa thương mại Việt Nam sẽ khác nhau theo từng hình thức, dưới đây là mức phí cụ thể:
Loại thị thực | Phí visa thương mại |
Visa thương mại |
|
Lưu ý: Mức lệ phí xin visa công tác/thương mại Việt Nam nên trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Câu hỏi thường gặp
Khi xin visa công tác Việt Nam, bạn sẽ có những thắc mắc về quy trình gia hạn, chi phí và thời gian xử lý. Dưới đây là các câu hỏi phổ biến cùng câu trả lời chi tiết, giúp bạn nắm rõ thông tin cần thiết trước khi thực hiện thủ tục.
Có thể gia hạn thị thực thương mại Việt Nam hay không?
Bạn hoàn toàn có thể gia hạn thị thực thương mại Việt Nam. Nhưng với trường hợp bạn lấy visa tại ĐSQ/LSQ Việt Nam tại nước ngoài hoặc tại sân bay Việt Nam. Với diện visa điện tử hiện không thể gia hạn bạn nhé!
Visa thương mại hết hạn có nên gia hạn ngay không?
Bạn cần tiến hành thủ tục xin gia visa thương mại càng sớm càng tốt nếu chưa giải quyết xong công việc tại Việt Nam. Người nước ngoài lưu trú quá hạn sau khi visa hết hiệu lực sẽ gặp nhiều rắc rối. Họ có thể bị phạt hành chính với số tiền lên tới 40.000.000 đồng. Việc này cũng khiến việc nhập cảnh vào Việt Nam trong tương lai trở nên khó khăn hơn.
Thời gian xét duyệt visa thương mại Việt Nam là bao lâu?
Thời gian xét duyệt cấp visa thương mại Việt Nam thông thường từ 3 ngày làm việc. Ngoài ra, nếu có phát sinh sự cố cần xác thực thêm thông tin thì hồ sơ sẽ giải quyết lâu hơn.
Kết luận
Việc xin visa thương mại Việt Nam đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định nhập cảnh tại Việt Nam. Và nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị hỗ trợ chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với Việt Uy Tín. Với kinh nghiệm và dịch vụ tận tâm, chúng tôi cam kết giúp bạn hoàn tất thủ tục nhanh chóng và hiệu quả nhất.